TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
hotline

Hotline

0911.294.141

Văn hóa trường Đại học Đồng Nai

Ngày đăng: 01/06/2022 09:42 AM

    1. Văn hóa tổ chức

    Văn hóa tổ chức của trường Đại học Đồng Nai là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực được thừa nhận và chia sẻ giữa những thành viên của Nhà trường, được hình thành trong quá trình giải quyết các vấn đề nhằm thích ứng với môi trường bên ngoài cũng như các yêu cầu liên quan đến công tác tổ chức, việc kết nối và vận hành bên trong.

    Văn hóa tổ chức của trường Đại học Đồng Nai được thể hiện tập trung qua ba cấp độ như sau:

     

      

    * Tài sản hữu hình

    Là các giá trị có thể được xác định, được tiếp cận dễ dàng từ ban đầu. Ở trường Đại học Đồng Nai, các tài sản hữu hình cơ bản gồm:

    -Mục tiêu, hệ thống giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển.

    - Cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Nhà trường và các đơn vị thuộc Trường.

    - Hệ thống mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học.

     - Các quy định và nguyên tắc hoạt động.

    - Cơ sở vật chất, trang thiết bị.

    - Kiến trúc, bài trí-tổ chức nơi làm việc, nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

    - Logo, biểu tượng, khẩu hiệu và các loại tài liệu, ấn phẩm giới thiệu, quảng cáo.

    - Trang phục, các giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc.

    - Các hoạt động khánh tiết, lễ, hội, họp,…

    - Công nghệ, sản phẩm, các phương thức nhận diện thương hiệu.

    * Giá trị thể hiện

    - Là niềm tin và các giá trị cốt lõi được tập thể Nhà trường thể hiện trong mọi hoạt động. Trong đó đặc biệt coi trọng các giá trị văn hóa được Ban lãnh đạo Nhà trường thể hiện khi điều hành, tổ chức, triển khai công việc và ứng xử với nhiệm vụ, chức trách của Nhà trường.

    *  Giá trị tiềm ẩn

    - Là niềm tin, nhận thức và cảm nhận được khắc sâu vào mỗi thành viên của Nhà trường, được các thành viên thể hiện như thói quen, tình cảm, hành vi tự giác. Các giá trị cốt lõi đã trở thành quan niệm, tình cảm và hành vi chung, được thừa nhận và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.

    - Các giá trị con người được dân tộc Việt Nam đã và đang thừa nhận, gìn giữ, phát huy.

    2. Văn hóa chất lượng

    Là hệ thống các giá trị, chuẩn mực và thói quen làm việc có chất lượng, được xây dựng và bồi đắp thường xuyên trong tất cả các thành viên Nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất, gồm:

    - Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên.

    - Tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng phù hợp với các mục tiêu của Nhà trường; tiến tới đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các tiêu chuẩn để tham gia vào mạng lưới các trường đại học trong và ngoài nước.

    - Phát triển hệ thống (bộ máy, chính sách, quy trình…) quản lý chất lượng bên trong; đảm bảo chất lượng được duy trì và có sự phát triển tốt, đảm bảo thực hiện các cam kết của Nhà trường.

    - Định kỳ rà soát, nâng cấp các chương trình đào tạo.

    - Xây dựng chiến lược không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện.

    - Không ngừng nâng cao giá trị khoa học, hiệu quả sử dụng và giá trị thương mại của các công trình nghiên cứu khoa học.

    - Công khai các thông tin về nhà trường, về chương trình đào tạo, về tài chính và các thành tựu.

    Văn hóa chất lượng của Nhà trường còn được xác định bởi mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo đề án vị trí việc làm đối với cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra đối với người học. Theo đó, cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên phải hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm trên cơ sở đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và theo các tiêu chuẩn đánh giá của Nhà nước và của Nhà trường; người học phải đạt chuẩn đầu ra theo đúng tiến độ và việc đăng lý môn học.

    3. Văn hóa học thuật

    Văn hóa học thuật của trường Đại học Đồng Nai thể hiện qua thái độ, niềm tin và giá trị của cộng đồng học thuật Nhà trường đối với các khía cạnh khác nhau của công việc, gồm:

    - Quan điểm học thuật đúng đắn, tiến bộ, nhân văn.

    - Tinh thần học thuật nghiêm túc, khoa học.

    - Đạo đức học thuật chuẩn mực, mô phạm.

    - Môi trường học thuật tiên tiến, hội nhập.

    Văn hóa học thuật Nhà trường được chú trọng cả ở công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ quản lý - giảng viên và học tập, rèn luyện của sinh viên. Trong đó, cán bộ quản lý - giảng viên là những tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo.

    Việc đánh giá hiệu quả công tác của giảng viên đảm bảo thực hiện bằng phương pháp định lượng, thông qua các chỉ số chính: kết quả giảng dạy; kết quả nghiên cứu khoa học; kết quả cống hiến cho cộng đồng; kết quả tự học và sức sáng tạo. Việc đánh giá, xếp loại người học được thực hiện tốt căn cứ các quy định, hướng dẫn hiện hành của các cấp có thẩm quyền.

    4. Văn hóa học đường

    Văn hóa học đường, bao hàm cả văn hóa tổ chức, văn hóa chất lượng và văn hóa học thuật, tập trung vào tinh thần, thái độ và hành vi ứng xử trong nhà trường, gồm:

    - Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

    - Đề cao tinh thần trách nhiệm, tích cực và sáng tạo.

    - Tôn vinh con người và các giá trị lao động, giá trị nhân văn.

    - Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm.

    - Chia sẻ kinh nghiệm và trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm.

    - Chia sẻ tầm nhìn.

    - Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, liên kết cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục.

    - Tôn trọng sự khác biệt và mở lòng sống chung với những khác biệt cần được tôn trọng.

    5. Một số hệ giá trị cơ bản

    Trường Đại học Đồng Nai xác định một số hệ giá trị cơ bản, bao gồm: